Hồi hương Việt kiều tị nạn từ Cam Bốt năm 1970, Dương Vận Hạm Đà Nẵng, HQ 501, Vũng Tàu, HQVNCH, Hồi hương Việt kiều từ Cam Bốt

 

           HI  HƯƠNG  KIU  BÀO  TI  CAM  BT  NĂM 1970



1.- HI HƯƠNG KIU BÀO TI CAM BT
Năm 1970, Tướng Lon Nol lật đỗ Quốc vương Sihanouk, tiếp tục đường lối chống Việt kiều cư ngụ tại Miên để củng cố quyền lực. Các ngư phủ và thương gia Việt Nam bị giết, xác thả xuống sông Mekong. Tháng 5/1970, lính Miên tập trung và giết hàng ngàn người Việt ở Nam Vang và vùng lân cận.
Trước tình trạng này, chính phủ VN đã tiếp xúc và chánh quyền Lon Nol đồng ý cho di tản Việt kiều muốn rời Miên trở về Việt Nam.
Ngày 9/05/1970, lực lượng VN và HK vượt biên giới tiến vào Miên.
Ngày 11/05, lực lượng đặc nhiệm Việt Nam tiến lên Nam Vang, đặc biệt là không có người Mỹ nào tháp tùng. Chuyến trở về trong ngày 13/05 mang theo 9.000 kiều bào hồi hương. (LOC-HAK-459-3-4-5 ngày 14/05/1970)

Giữa tháng 5/1970, đơn vị TQLC/VN bảo đảm an ninh khu vực bến phà Neak Luong và các đơn vị Hải quân VN tuần tiễu trên sông Mekong từ biên giới Việt Nam đến Nam Vang để giữ cho tuyến thủy trình thương mại quan trọng lên Nam Vang  không bị gián đoạn.
Cuối tháng 6/1970, HK rút lui tất cả lực lượng ra khỏi Cam Bốt.



Trong tháng 7/1970, HQ 404, HQ 405, HQ 501, HQ 503 và HQ 533 tham dự công tác di tản, Tổng cộng 15.710 người đã được mang đến các trung tâm tiếp nhận ở Đồng Tâm, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Rạch Dừa và Cần Thơ.



Chuyến di tản ngày 27/07 từ Nam Vang đến Đồng Tâm, HQ 404 với 800 người trên tàu đã bị phục kích bằng B-40 ở vị trí cách Neak Luong về hướng Bắc khoảng 17 km, 3 thủy thủ bị thương nặng, 6 dân tị nạn bị thương nhẹ. Các giang đĩnh thuộc GĐ72 và 73TB phản pháo đàn áp hỏa lực địch. Ngoài ra khoảng 1.800 người được đưa đến Neak Luong, từ đó xe vận tải chở họ đến Tây Ninh trên quốc lộ 1.
Và điểm đặc biệt là ngoài dân tị nạn, ngày 03/07 HQ 501 đã chở từ 1200 đến 1500 lính Miên đến Cần Thơ để được huấn luyện quân sự,
Trong các chuyến di tản, có một chuyến đông nhất và có lẽ bất thường nhất xảy ra trong ngày 31/07/1975 khi đoàn convoy gồm 300 ghe chở 8.500 người tị nạn được 4 tàu dòng Việt Nam kéo rời Nam Vang.
Đoàn convoy này được hộ tống bởi Trợ chiến hạm HQ 230, Giang đoàn 70 Thủy bộ, 2 PBR và 2 PCF. Sáng ngày 01/08, 100 ghe đến Long Xuyên và 200 ghe còn lại đến Cần Thơ cùng ngày.

Lúc 09:30H ngày 19/8/1970 Dương vận hạm HQ 504 từ Nam Vang đến Vũng Tàu chở theo 374 người tị nạn. Đây là chuyến giang hành cuối cùng mang kiều bào tị nạn về Việt Nam.
••• Không những bằng đường sông, ngày 09/07 Hải quân Vùng 4 Duyên hải đã di tản 915 người tị nạn từ Kompong Som và Ream đến Hòn Tre. Công tác này được sự cộng tác của của chánh phủ Miên.

Kết quả là từ ngày bắt đầu 10/05 cho đến ngày kết thúc 19/08/1970, chiến dịch chuyên chở kiều bào tị nạn hoàn toàn do các chiến hạm HQVN thực hiện với
40 chuyến tàu, chuyên chở 82.070 người mà không có sự hội ý nào với các cố vấn Hoa Kỳ.
Về tổn thất nhân mạng, lực lượng hành quân đã tiêu diệt 681 Việt Cộng và Khmer đỏ, bắt sống 79 tên.
Đổi lại bên ta có 82 chiến sĩ hy sinh và 271 người bị thương.
Ngày 22/08/1970, Đô đốc J.R. King TL/HQHK/VN gởi văn thư đến Đề đốc Trần Văn Chơn TL/HQVN khen ngợi thành quả của HQVN như sau:
 
“Tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành đến Hải quân Việt Nam về sự hồi hương thành công hơn 80.000 ngàn người tị nạn từ Cam Bốt về Việt Nam trên dòng sông đầy nguy hiểm. HQVN hoàn toàn có thể hãnh diện về thành tích này đã được thực hiện qua việc thiết lập kế hoạch chi tiết, phối hợp xuất sắc và sự cống hiến cá nhân được thể hiện trong suốt cuộc hành quân. Sự thi hành nhiệm vụ của Hải quân Việt Nam phù hợp với truyền thống cao nhất của tôn chỉ Hải quân. Rất tốt” 

THAM KHẢO
Tất cả tài liệu sử dụng trong bài viết dựa trên COMNAVFORV Monthly Historical Summary, from May 1970 through March 1972.


Comments

Popular posts from this blog

tuần duyên đỉnh, WPB, Patrol Boat, HQ 700, HQ 701, CG 82310 Point Garnet, CG 82304 Point League, Diệp quang thủy, Đô Đốc Trần văn Chơn, Đô Đốc Zumwalt

brimade, huấn nhục, khóa 17 Sĩ Quan Hải Quân VNCH, trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

15 tấn vàng tháng 4/1975, nguyễn tiến hưng